Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ?

Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống

Trẻ sinh ra được thừa hưởng những kháng thể có sẵn được truyền từ nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, các kháng thể cũng sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt sau khi trẻ cai sữa mẹ và giai đoạn bắt đầu đến trường.
Đây cũng là giai đoạn các bậc cha mẹ luôn phải đau đầu với các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Nỗi lo con bị bệnh đường hô hấpBệnh đường hô hấp của trẻ

Bé Ben, con chị Ngà, quận 5, HCM vừa mới lên 2. Hàng ngày, chị đi làm và để bé ở nhà cho bà nội và cô người làm săn sóc. Vốn là người kỹ tính, chị thường xuyên gọi điện về nhà để hỏi thăm tình hình bé, chị luôn lựa chọn những thức ăn tươi ngon, an toàn, vệ sinh nhất cho bé và không cho bé tiếp xúc với bên ngoài vì sợ vi trùng sẽ tấn công vào đường hô hấp của bé. Cho dù là rất kỹ như thế, cả 2 tuần nay bé Ben liên tục bị sốt và ho. Chị Ngà chia sẻ: “ Mấy nay cháu bị bệnh như thế, được các bác sĩ khuyên thì tôi rút ra kết luận rằng chăm sóc con kỹ chưa chắc con đã không mắc bệnh, mà phải chăm sóc đúng cách, để tăng cường sức đề kháng cho cháu nữa”
Không chỉ chị Ngà mà nhiều bà mẹ khác cũng đang lo lắng cho sức khỏe đường hô hấp của con mỗi khi ra ngoài dù đã dùng hết tuyệt chiêu để chăm con. Vòng qua các diễn đàn chavame, webtretho, đề tài về bệnh hô hấp đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các bậc cha mẹ. Người mẹ có nickname mechipngoan chia sẻ: “Bé Bông nhà mình đã được 3 tuổi, chiều cao, cân nặng đều đủ chuẩn. Dù đã hạn chế bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng không hiểu sao bé lại bé thường xuyên mắc bệnh, không sụt sịt thì cũng viêm họng và ho”
Theo các chuyên gia đầu ngành về nhi khoa tại Việt Nam, các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Trung bình trẻ em dưới 3 tuổi, một năm mắc khoảng từ 3 đến 10 lượt nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Việc tăng cường sức khỏe hô hấp cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ nên chú ý.
Tăng cường sức khỏe hô hấp cho trẻ bằng cách nào?
Trao đổi với báo chí tại buổi hội thảo về Tăng cường sức khỏe hô hấp cho trẻ do Hội Nhi khoa VN và công ty Mead Johnson tổ chức, các nhà chuyên môn cho rằng, có nhiều cách để tăng cường sức khỏe hô hấp cho trẻ, và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ được xem là giải pháp chính yếu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã ghi nhận, dinh dưỡng có tác dụng rất tích cực lên hệ miễn dịch của trẻ, giảm thiểu nguy cơ mắc các nhóm bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp.
Với những trẻ không được hoặc đã thôi bú mẹ, ngoài việc cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm (đạm, bột đường, béo, khoáng chất và vitamin), cần duy trì cho trẻ uống sữa vì sữa là nguồn thực phẩm lý tưởng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch như DHA, ARA, Beta-Glucan 1,3/1,6 …

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Chế độ ăn cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi đúng bằng 1/2 lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo.



Nhu cầu về dinh dưỡng ở lứa tuổi 1-3 tính theo trọng lượng cơ thể thì cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu nuôi dưỡng không đúng. Còn nếu ăn không đủ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Về năng lượng, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, được cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún... nấu với các loại thức ăn cung cấp chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng. Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Một ngày trẻ nên ăn 150-200 g gạo, nếu đã dùng bún, mỳ, phở thì rút bớt gạo đi.

Chất đạm
Chất đạm cấu tạo tế bào, là thành phần của các hoóc môn, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não. Nếu chế độ ăn thiếu chất đạm, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng ăn quá nhiều chất đạm cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón.
Trong bữa ăn, đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và chất béo. Vai trò của rau xanh cũng rất quan trọng, việc thiếu rau xanh sẽ hạn chế hấp thu đạm.
Trẻ cần 2-2,5 g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có 20-21 g; cá, tôm cua (đã trừ phần thải bỏ) 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Như vậy, một ngày trẻ cần khoảng 120-150 g thịt hoặc 150-200 g cá, tôm hoặc 300 g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30 g thịt nạc.
Chất béo
Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40 g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức ăn.
Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.
Các vitamin
Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau giền.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày.
Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30-60 mg/ngày.
Các chất khoáng
Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600 mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc...
Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1,5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.
Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.
Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật; nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C , giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.
Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn mẫu cho bé từ 1-2 tuổi

Thời điểm này bé bước vào tuổi hoạt động nhiều, nhu cầu năng lượng của bé tăng hơn. Các mẹ vẫn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bé được bổ sung dưỡng chất đầy đủ để phát triển thể chất tốt nhất.



Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (trong đó bao gồm có thể có sữa mẹ, sữa ngoài, sữa tươi, sữa chua, phô mai...).
- Hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.
Nên tập cho bé thói quen ăn hoa quả hàng ngày
Trong đó lượng thực phẩm trong một ngày cho bé ở lứa tuổi này là: 100-150g gạo, 100-120g chất đạm (thịt, cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 50-100g rau xanh, 30-40g dầu ăn hoặc mỡ.
Thực đơn mẫu một tuần cho bé:
Giờ
Thứ 2,4
Thứ 3,5
Thứ 6, CN
Thứ 7
6h
Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml
Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml
Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml
Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 200ml
8h
Cháo thịt lợn-rau giền
Cháo thịt gà-rau ngót
Cháo thịt bò-khoai tây cà rốt
Cháo trứng-cà chua
10h
Chuối tiêu: 1/2-1 quả
Đu đủ: 100-200g
Nho: 100-200g
Xoài: 100-200g
12h
Cháo cua-rau mùng tơi
Súp thịt bò-khoai tây, cà rốt
Cháo tôm-bí xanh
Cháo lươn-su su
14h
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Sữa chua 60-80g
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
16h
Cháo cá-rau cải
Cháo thịt lợn-rau ngót
Cháo thịt gà-bí đỏ
Súp cua biển-phô mai
20h
Cháo tôm-nấm hương su hào.
Súp đậu xanh-bí đỏ-sữa
Cháo cá-rau cải
Cháo sườn heo-hạt sen-bí đỏ
21h đến sáng hôm sau
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé từ 10 đến 12 tháng

Giai đoạn này bé đã bắt đầu quen với các món ăn dặm, tuy nhiên các bà mẹ thường băn khoăn không biết một ngày cần cho bé yêu ăn bao nhiêu bữa để bé được cung cấp đủ nhưng không thừa các dưỡng chất cần thiết.

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- 3-4 bữa chính có thể là bột hoặc cháo nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu. 
- 2-3 bữa phụ bao gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt...thay đổi. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua...).
Sữa và các chế phẩm của sữa là thực phẩm không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày của bé
- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.
Trong đó lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, cá, tôm, cua…), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Thực đơn mẫu một tuần cho bé:

Thứ 2,4
Thứ 3,5
Thứ 6, CN
Thứ 7
6h
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
8h
Bột thịt lợn-rau giền
Bột thịt gà-rau ngót
Bột thịt bò-khoai tây cà rốt
Bột trứng-cà chua
10h
Chuối tiêu: 1/2-1 quả
Đu đủ: 100-200g
Nho: 100-200g
Xoài: 100-200g
11h
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
14h
Bột cua-rau mùng tơi
Bột sữa-bí đỏ
Bột tôm-bí xanh
Bột lươn-su su
16h
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Sữa chua 60-80g
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
18h
Bột cá-rau cải
Bột thịt lợn-rau ngót
Bột thịt gà-bí đỏ
Súp cua biển-phô mai
19h đến sáng hôm sau
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé từ 6 đến 9 tháng

Chế độ dinh dưỡng giai đoạn bé được 6 đến 9 tháng là rất quan trọng vì đây là giai đoạn bé chuyển từ ăn thức ăn lỏng hoàn toàn (sữa) sang ăn thức ăn đặc (bột, cháo, hoa quả nghiền...).

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này một ngày các bạn cần cho bé ăn như sau:
- Ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-600ml sữa (trong đó có thể bao gồm sữa mẹ, sữa ngoài, sữa chua, tập cho bé ăn phô mai, váng sữa...).
- 2-3 bữa bột bao gồm đủ 4 nhóm chất: chất bột (gạo, đỗ...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.
- 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả.
Trong đó lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé ở lứa tuổi này là: 20-25g bột, 20-30g chất đạm, 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Thực đơn mẫu một tuần cho bé:

Giờ

Thứ 2,4
Thứ 3,5
Thứ 6, CN
Thứ 7
6h

Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
8h

Bột thịt lợn-rau giền
Bột thịt gà-rau ngót
Bột thịt bò-khoai tây cà rốt
Bột trứng-cà chua
10h

Chuối tiêu: 1/3-1/2 quả
Đu đủ: 50-100g
Nho: 50-100g
Xoài: 50-100g
11h

Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
14h

Bột cua-rau mùng tơi
Bột sữa-bí đỏ
Bột tôm-bí xanh
Bột lươn-su su
16h
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Sữa chua 60-80g
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
Nước cam: cam (50-100g) + đường (5g).
18h

Bột cá-rau cải
Bột thịt lợn-rau ngót
Bột thịt gà-bí đỏ
Súp cua biển-phô mai
19h đến sáng hôm sau
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Bảng chiều cao và cân nặng theo chuẩn mới của trẻ dưới 5 tuổi

Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới. So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé gái. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi lên 2, chiều cao theo chuẩn mới lại cao hơn chuẩn cũ khoảng 2cm.

Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.

Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).

Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới (áp dụng cho cả trẻ em Việt Nam), theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO

Trẻ trai:
TuổiTrung bìnhSuy dinh dưỡngThừa cân
03,3 kg- 49,9 cm2,4 kg – 46,1 cm4,4 kg
1 tháng4,5 kg – 54,7 cm3,4 kg – 50,8 cm5,8 kg
3 tháng6,4 kg – 58,4 cm5 kg -57,3 cm8 kg
6 tháng7,9 kg – 67,6 cm6,4 kg – 63,3 cm9,8 kg
12 tháng9,6 kg – 75,7 cm7,7 kg -71,0 cm12 kg
18 tháng10,9 kg – 82,3 cm8,8 kg -76,9 cm13,7 kg
2 tuổi12,2 kg – 87,8 cm9,7 kg – 81,7 cm15,3 kg
3 tuổi14,3 kg – 96,1 cm11,3 kg – 88,7 cm18,3 kg
4 tuổi16,3 kg – 103,3 cm12,7 kg – 94,9 cm21,2 kg
5 tuổi18,3 kg – 110 cm14,1 kg -100,7 cm24,2 kg
Trẻ gái:
TuổiBình thườngSuy dinh dưỡngThừa cân
03,2 kg – 49,1 cm2,4 kg – 45,4 cm4,2 kg
1 tháng4,2 kg – 53,7 cm3, 2 kg – 49,8 cm5,5 kg
3 tháng5,8 kg – 57,1 cm4, 5 kg – 55,6 cm7,5 kg
6 tháng7,3 kg – 65,7 cm5,7 kg – 61,2 cm9,3 kg
12 tháng8,9 kg – 74 cm7 kg – 68,9 cm11,5 kg
18 tháng10,2 kg – 80,7 cm8,1 kg – 74,9 cm13,2 kg
2 tuổi11,5 kg – 86,4 cm9 kg – 80 cm14,8 kg
3 tuổi13,9 kg – 95,1 cm10,8 kg – 87,4 cm18,1 kg
4 tuổi16,1 kg – 102,7 cm12,3 kg – 94,1 cm21,5 kg
5 tuổi18,2 kg – 109,4 cm13,7 kg – 99,9 cm24,9 kg

Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.

Theo Khảo sát mới nhất của Hội Nhi khoa VN, hiện nay đã có một bộ phận trẻ em Việt Nam đạt được mức chuẩn tăng trưởng này (tập chung chủ yếu ở các khu vực thành thị). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ trẻ (chủ yếu ở khu vực nông thôn) vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu chất như: dầu, mỡ, vitamin các loại. Nếu những đứa trẻ không được sớm bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng thấp bé, nhẹ cân khi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi chung.

Cùng đó, GS. NGuyễn Công Khanh, Phó chủ Chủ tịch Hội Nhi khoa VN lại cảnh báo về một bộ phận trẻ em thành phố lại ăn quá thừa dinh dưỡng do ăn nhiều thịt, chất béo. Hiện tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TPHCM là 22,7%