Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Đặc điểm tự chẩn đoán viêm loét miệng

Đặc điểm tự chẩn đoán viêm loét miệng



nhiet miengKhi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân hay gia đình bệnh nhân có thể tự chẩn đoán bệnh như sau:


- Tổn thương ở bộ vị: môi, lưỡi, lợi.


- Chỗ loét có hình tròn hoặc hình ê-líp, nhiều khi có kèm đốm trắng ở giữa.


- Thấy nóng rát và đau nhiều ở chỗ tổn thương, thường kèm theo các triệu chứng như hôi miệng, hơi thở khô, chảy nước bọt.


- Tình trạng bệnh toàn thân: Nước tiểu màu vàng, táo bón, người mắc bệnh nặng cảm thấy nóng bức khó chịu.


(Theo Người Lao Động)


The post Đặc điểm tự chẩn đoán viêm loét miệng appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/dac-diem-tu-chan-doan-viem-loet-mieng/

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Điều trị và đề phòng viêm loét miệng ở trẻ

Điều trị và đề phòng viêm loét miệng ở trẻ



ve-sinh-mieng-cho-beLoét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ thì tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.


Làm gì khi bị viêm loét miệng?


- Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi trẻ bị loét miệng, nên cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó có hướng điều trị.


- Trong những ngày trẻ bị bệnh loét miệng, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không nóng, không cay, không chua và hợp với khẩu vị của trẻ. Để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày vì mỗi lần trẻ chỉ ăn được ít một, thức ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.


Ngoài ra có thể dùng mật ong rơ miệng hoặc chấm vào các nốt loét cho trẻ để tránh các tác động kích thích làm trẻ đau. Nên cho trẻ uống thêm nước rau luộc, nước sinh tố hoa quả…


Phòng bệnh loét miệng cho trẻ như thế nào?


Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch… thì cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi.


Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ.


Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định.


BS.Bùi Khắc Hậu


(Theo Suckhoedoisong)


The post Điều trị và đề phòng viêm loét miệng ở trẻ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/dieu-tri-va-de-phong-viem-loet-mieng-o-tre/

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Đặc trị bệnh viêm loét miệng bằng thuốc thảo dược

Đặc trị bệnh viêm loét miệng bằng thuốc thảo dược



Bệnh viêm loét vùng niêm mạc miệng (nhiệt miệng) rất hay gặp ở nhiều người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em. Bệnh tưởng chừng như­ nhẹ và vô hại như­ng nhiều khi kéo dài, hay tái phát khiến việc điều trị trở nên phức tạp.


Người bệnh đau rát, xót miệng, ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Những trẻ bị bệnh này hay quấy khóc, lười ăn dẫn đến suy dinh dư­ỡng.Thông thường bệnh kéo dài 1-2 tuần mới khỏi và có thể tái phát theo chu kỳ ở nhiều người tạo bệnh viêm loét miệng mãn tính. Nguyên nhân của bệnh có nhiều như­:


- Viêm loét do nhiệt do nóng trong cơ thể (uống kháng sinh dài ngày), do uống nhiều rư­ợu bia, cà phê, hút thuốc lá…làm mất cân bằng vi sinh vật trong khoang miệng làm cho niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thư­ơng.


- Tổn thương cơ học: Răng cắn, cọ xát do đánh răng, kích thích từ bên ngoài…


- Vi khuẩn đặc thù, virus, stress, căng thẳng, suy giảm miễn dịch…


Theo đông y thì bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hoả độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm h­ư hỏa bốc lên gây lở loét miệng lư­ỡi.


Trên thị trư­ờng hiện có nhiều loại thuốc chữa trị bệnh viêm loét miệng như dạng kem bôi, xịt… dùng ngoài có tác dụng sát trùng, giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên việc điều trị dứt điểm được nguyên nhân mới là quan trọng.


Hiện nay có một loại thuốc đông y được nhiều ngư­ời biết đến và đánh giá cao đó là thuốc An Thảo. Thuốc được bào chế dạng viên nang dễ uống và rất tiện lợi, thành phần thuốc gồm nhiều loại thảo dư­ợc quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, d­ưỡng âm, thanh vị nhiệt… nên chữa đư­ợc chứng do vị nhiệt xông lên mà sinh lở loét miệng, s­ưng đau lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng…Do đó An Thảo là thuốc điều trị đặc hiệu nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng theo quan điểm của y học cổ truyền.


anthao


An Thảo có nguồn gốc thảo dư­ợc không gây tác dụng phụ dùng được cho cả ngư­ời lớn và trẻ em, đặc biệt điều trị và phòng ngừa tái phát ở những ngư­ời viêm loét miệng mạn tính.


Thuốc được đóng gói hộp 5 vỉ x 10 viên nang dễ dùng và rất tiện lợi, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.


BS Đông Y Dương Thu Hà


(Theo Dantri)


The post Đặc trị bệnh viêm loét miệng bằng thuốc thảo dược appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/dac-tri-benh-viem-loet-mieng-bang-thuoc-thao-duoc/

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp điều trị loét miệng

Tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp điều trị loét miệng



dieu tri loet miengViêm loét vùng niêm mạc miệng (nhiệt miệng) rất hay gặp ở nhiều người, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Bệnh tưởng chừng như nhẹ và vô hại nhưng nhiều khi kéo dài, hay tái phát khiến việc điều trị trở nên phức tạp, gây đau rát miệng, ăn uống không ngon, thậm chí gây mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.


Nguyên nhân


Thay đổi các yếu tố thuận lợi:


- Uống kháng sinh dài ngày,


- Rượu bia,


- Cà phê,


- Hút thuốc lá…


làm mất cân bằng vi sinh làm cho niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương.


- Tổn thương cơ học: răng cắn, cọ sát do đánh răng, kích thích…, sang thương có khi rất lớn, có tâm màu vàng, thường ở mặt trong má. Hình ảnh có dấu răng tác động vào, đáy sâu có khi liên quan đến đỉnh nhọn múi răng.


- Vi khuẩn, virus, stress, căn thẳng, suy giảm miễn dịch…


Loét trong miệng do sang chấn, loét dạng dời leo ở miệng.


Triệu chứng có khi nặng làm vết loét


- Sưng đỏ, có mủ, nóng rát, đau nhức, miệng khô, hôi.


Các bác sĩ chuyên khoa thường nhắc đến một dạng loét miệng rất ưa gặp là Áp-tơ (aphtous ulcer). Bệnh này thường tái phát và có khi được nhiều người gọi với những tên gọi khác nhau như viêm miệng dạng loét (ulcerative stomatitis) hay loét áp-tơ tái phát (recurrent aphtousulcer). Các sang thương này xuất hiện nhiều ở môi, má, sàn miệng, lưỡi, khẩu cái mềm và có khi ở cả trụ amyldale, xuất hiện lần đầu khi ở trẻ em, thường ở tuổi 10-20, rồi thường xuyên hơn và nặng thêm ở những lần sau.


Điều trị


Thường là giải quyết triệu chứng tại chỗ, nếu có sang chấn hay bệnh lý đi kèm như nhiễm trùng, virus, căng thẳng tâm lý, sau uống thuốc… cần loại trừ những nguyên nhân thứ phát và yếu tố gây bệnh.


Bác sĩ chuyên khoa có khi cho Corticoid uống liều thấp, ngắn ngày với mục đích giảm đau, kháng viêm và giảm yếu tố miễn dịch gây bệnh trầm trọng, tuy nhiên việc tái phát và loét kéo dài làm cho tần suất sử dụng Corticoid tăng lên, cộng với tình trạng ăn uống kém đi, có thể gây ra các tác dụng phụ của Corticoid. Cân nhắc điều trị bằng Corticoid liều thấp dạng uống chỉ khi nào loét quá nhiều và nghi ngờ do áp-tơ tái phát có liên quan đến cơ chế miễn dịch.


Giải pháp cho người bệnh loét miệng


- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, làm sạch nhẹ nhàng, lấy đi các yếu tố tại chỗ, viêm nhiễm, hạn chế nhiễm trùng, giữ vùng sang thương sạch không bám vụn thức ăn.


- Làm sạch miệng thật nhẹ bằng một bàn chải mềm, với oxy già nhẹ (1-1/2%) hay nước muối ấm pha loãng có bán sẵn hay pha chế ½ muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm khoảng 150-200ml. Không nên dùng các chất ngậm sát khuẩn miệng có nồng độ cao vì có thể gây đau rát và sang thương càng nặng thêm.


- Tránh ăn cay, nóng, nhiều gia vị, sẽ làm vết loét nặng thêm.


- Không chải răng với kem chứa sodium lauryl sulfate, hầt hết các kem đánh răng có chứa chất tạo bọt, các nghiên cứu cho thấy các chất này làm loét trầm trọng thêm.


- Bổ sung các thuốc, thức ăn có chứa sắt, acid folic, vitamin B12 và một số vitamin nhóm B khác, có thể giúp lành loét. Kháng sinh uống có thể cần nếu có nhiễm trùng thứ phát.


Thuốc bôi


Có khá nhiều thuốc bôi bán tại pharmacy (OTC), dạng gel, kem, có thể có thuốc tê tại chỗ như benzocaine, lidocaine, benzoin tincture, camphor, bôi trực tiếp lên vết loét.


Mục đích các thuốc dạng “gây tê tại chỗ” này là làm giảm đau, giúp ăn uống dễ dàng hơn,


Tuy nhiên cũng cần lưu ý về việc chính người bệnh lại cắn phải, hay làm tổn thương nhiều hơn nữa vết loét, vì không có cảm giác đau tại chỗ loét nữa. Hơn nữa, thuốc tê này có khi làm hạn chế máu nuôi vết thương và lâu lành hơn.


Vì thế dạng gel “gây tê tại chỗ” này chỉ nên khuyên dùng khi loét gây đau và khó khăn khi ăn uống, mục tiêu điều trị hầu như không rõ ràng. Một số thuốc bôi dạng paste (kem), có mục đích bao phủ bề mặt vết loét, che chắn vết loét bị kích thích do thực phẩm tác động đến, làm loét giảm đi.


Một số thuốc khác chứa choline salicylate, làm giảm đau kháng viêm, chất kháng khuẩn như sulfat đồng, iodine có tác dụng lấy đi vụn thức ăn, mảng bám cạnh vết loét, giúp nhanh lành thương như carbamide peroxide, oxy già muối sodium perborate monohydrate.


Kháng viêm dạng kem (triamcinolone acetonide – ORREPASTE):


Có tác dụng tốt kháng viêm, giảm loét, hạn chế sang thương lan rộng. Tại các nhà thuốc, hiện đang có dạng kem bôi này có tác dụng rất tốt là Orrepaste:


Kháng viêm, giảm đau, bám dính tốt, tạo một lớp bao phủ trên bề mặt.

Kem không bị trôi đi trong môi trường miệng mà vẫn có tác dụng giảm loét, hiệu quả trị liệu tốt, đặc biệt với các vết loét nghi ngờ do áp-tơ, nguyên nhân do thay đổi yếu tố miễn dịch. Độ mịn cao, hương bạc hà, không gây kích ứng.


Như vậy, loét miệng dù đơn giản nhưng cũng có khi gây ra nhiều vấn đề hay đau nhức, khó chịu và ưa tái phát. Người bệnh có nhiều chọn lựa điều trị, nhiều thuốc uống, bôi, giảm triệu chứng nguyên nhân, tăng đề kháng, vệ sinh tại chỗ…


Có thể tự mua thuốc uống nhưng cũng cần phải đến bác sĩ chuyên khoa nếu sang thương loét nặng, gây biến chứng đau nhức, tái phát nhiều lần hay viêm loét không giảm. Điều này rất cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và toàn thân nói chung.


Orrepaste, kem bôi điều trị loét miệng thường được bán ở các nhà thuốc.


The post Tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp điều trị loét miệng appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/tim-hieu-nguyen-nhan-va-lua-chon-cac-giai-phap-dieu-tri-loet-mieng/

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

3 lợi thế của người ngực nhỏ

Vòng 1 lớn thường khiến phụ nữ tự tin hơn nhưng vòng 1 nhỏ lại rất có lợi cho sức khỏe nên những bạn có vòng 1 khiêm tốn không nên tự ti nhé!


nguc nho


Vui vẻ hơn


Kết quả của một cuộc điểu tra nghiên cứu hiển thị, người có vòng ngực lớn, đầy không nhạy cảm bằng người vòng ngực bé, bởi vì vòng ngực lớn có lớp mô chất béo nhiều hơn lớp mô tuyến nhạy cảm do vòng ngực bé không có lớp mỡ dày. Vì vậy, mô tuyến nhạy cảm của ngực bé dễ nhận được kích thích và nhạy bén hơn khi “yêu” và cảm nhận được nhiều tình yêu hơn.


Ngoài ra, ngực bé có trọng lượng nhẹ cho nên rất nhiều vận động và hoạt động của phụ nữ ngực bé đều dễ dàng đối phó hơn.


Trẻ hơn, trường thọ hơn


Phụ nữ ngực to dễ dàng thu hút ánh mắt của nam giới hơn vòng ngực nữ giới sẽ bị xệ xuống theo thời gian – một trong những tiêu chí thể hiện tuổi tác của nữ giới.


Chính vì vậy, rất khó đoán được tuổi tác của phụ nữ ngực bé, bởi vì vòng ngực của họ không chịu tác dụng của trọng lực, luôn luôn nằm ở trạng thái kiên cố, rắn chắc.


Ngực bé càng mạnh khỏe


Do lớp mô bên ngoài của phụ nữ ngực bé rất mỏng vì vậy khi kiểm tra sức khỏe rất dễ phát hiện ra các khối u ở ngực. Ngoài ra, ưu thế của phụ nữ ngực bé còn có ích rất lớn đối với cổ. Ngực lớn sẽ đem lại áp lực cho cơ thể, dễ thay đổi thân hình của phụ nữ và còn làm cho cổ ở trạng thái căng thẳng, tăng thêm nguy cơ đau nhức đầu.


The post 3 lợi thế của người ngực nhỏ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.




3 lợi thế của người ngực nhỏ

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Giúp chồng kiềm chế xuất tinh theo ý muốn

giup-chong-kiem-che-xuat-tinh-theo-y-muonNhiều yếu tố tác động khiến ông xã không làm chủ được cảm xúc. Đã đến lúc bạn ra tay giúp anh ấy làm chủ tình hình.





  • Nhận diện các nguyên nhân

    Theo các bác sĩ nam khoa, người chồng dễ bị kích thích và nhanh hưng phấn sẽ dẫn tới xuất tinh. Cuộc giao hợp ngắn dưới 10 phút bị xem là xuất tinh sớm. Các yếu tố gây xuất tinh sớm bao gồm:

    - Tác động của yếu tố tâm lý như người chồng quá hồi hộp và lo lắng sẽ gây xuất tinh sớm. Các quý ông mới kết hôn hoặc do mệt mỏi và căng thẳng vì công việc cũng hay rơi vào trường hợp này.


    - Thái độ lãnh cảm, miễn cưỡng của người vợ sẽ gây ức chế cho đức lang quân. Phái mạnh muốn kết thúc cuộc vui theo kiểu “mau mau cho xong”. Khúc dạo đầu bị bỏ qua, các ông chỉ tìm cách mau chóng đạt đến đích. Lâu ngày, điều này trở thành thói quen khiến các ông không khống chế được khả năng xuất quân.


    - Các yếu tố bệnh lý liên quan đến vùng sinh dục như viêm tuyến tiền liệt mạn tính, trĩ tắc mạch gây đau, trĩ nội viêm mạn tính, nhiễm trùng tổ chức liên kế quanh tuyến tiền liệt, rò hậu môn, rối loạn cương dương… Khi mắc các chứng này, người bệnh cần được chữa trị. Sau khi điều trị xong, tình hình tinh binh sẽ quay về vòng kiểm soát.








  • Cần phải ra tay giúp chồng


    Ngay sau khi nhận ra ông xã “ngã ngựa” giữa chừng, người vợ cần tỏ ra quan tâm và khuyến khích: “Lần sau sẽ tốt hơn” hay “Chắc anh mệt nên mới thế. Chúng mình sẽ thử lại lần sau”. Khi thử lại các Eva nên hưởng ứng với thái độ nhẹ nhàng. Không nên tạo áp lực cho chồng với các câu như: “Cẩn thận kẻo lại tuột như lúc nãy” hay “Anh đã thật sự sẵn sàng chưa?”. Những lời trên tuy không có ý tiêu cực nhưng lại trở thành áp lực triệt tiêu tất cả sự chuẩn bị tâm lý của quý ông.


    Bên cạnh xoa dịu, động viên, người vợ cũng cần hành động hỗ trợ chồng cầm quân. Các kỹ thuật sau sẽ giúp ông xã bạn đáng kể:


    - Vờn và thả: Trước tiên, người vợ cần đẩy cảm xúc của người chồng đến gần cao trào rồi ngừng lại. Cả hai tạm nghỉ vài phút để anh ấy qua giai đoạn hưng phấn. Bạn và anh ấy thực hành nhiều lần như vậy mà không cho xuất quân. Cách tôi luyện này sẽ giúp ông xã dần nâng cao khả năng kiềm chế “tinh binh” theo ý muốn.


    - Dùng bao cao su: Bạn có thể khuyên anh dùng loại bao có chứa chất hỗ trợ kéo dài khả năng, đừng dùng loại mỏng.


    - Cố tình gây gián đoạn: Khi cảm nhận ông xã sắp “lên đỉnh” một mình, bạn lên tiếng: “Anh cảm thấy thế nào?”, “Chúng mình dời qua phải một chút nhé”. Những lời quấy rối sẽ làm trì hoãn cảm giác cao trào của anh ấy. Cách này giúp dung hoà tốc độ lên đỉnh.


    Lưu ý: Sau khi đã thử nhiều cách nhưng kết quả không như ý, bạn cần khuyên chồng đến gặp bác sĩ chuyên nam khoa để tìm nguyên nhân và điều trị bằng thuốc. Hiện nay, một số loại thuốc có tác dụng rõ rệt trong điều trị xuất tinh sớm. Các thuốc này có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.




The post Giúp chồng kiềm chế xuất tinh theo ý muốn appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.




Giúp chồng kiềm chế xuất tinh theo ý muốn

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Sâu răng sữa ở trẻ

Sâu răng sữa ở trẻ



Rang-sua-sau-gay-nhieu-phien-toai-cho-be


Cho bé tắm nắng thường xuyên, uống nước lọc sau khi dùng sữa, ăn bột, lau miệng bằng gạc mềm sạch nhúng nước muối ấm…là những cách đơn giản bạn có thể phòng sâu răng cho con từ nhỏ.


Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé


- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.


- Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.


Vai trò quan trọng của răng sữa


Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát âm chuẩn trong quá trình học nói


- Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.


- Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.


Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng:


- Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.


- Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.


- Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát âm chuẩn trong quá trình học nói.


Chăm sóc và bảo vệ răng sữa của bé


Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:


- Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.


- Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).


Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.


- Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.


- Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.


- Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.


- Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.


- Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.


- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.


The post Sâu răng sữa ở trẻ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.



Từ khóa tìm kiếm:



  • trai du sua






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/sau-rang-sua-o-tre/

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Phòng bệnh sâu răng ở trẻ

Phòng bệnh sâu răng ở trẻ



rangsau1Mặc dù bệnh sâu răng sữa ở trẻ không còn là mới, tuy nhiên không phải hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng, bệnh này rất nguy hiểm và nếu trẻ bị sâu răng ở thời kỳ răng sữa, sẽ có nguy cơ bị sâu răng khi lớn lên.


Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, số lượng trẻ bị sâu răng sữa ngày càng gia tăng. Ở các nước đang phát triển, số trẻ em bị sâu răng chiếm khoảng 50%, còn ở các nước phát triển là 70%.


Cũng theo nghiên cứu của những chuyên gia nha khoa, trẻ ở độ tuổi từ 6-8 sẽ có trung bình khoảng 6 chiếc răng bị sâu và hầu hết không được điều trị. Do đặc thù lứa tuổi, nên bệnh sâu răng sữa cũng có nhiều nguyên nhân khác biệt với sâu răng ở người lớn.


Theo Bác sĩ Đỗ Thị Hương, chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt, bệnh viện Trí Đức: “Bệnh sâu răng sữa có 3 nguyên nhân chính: Mảng bám vi khuẩn, do trẻ ăn đồ ngọt nhiều, do cấu tạo men răng và ngà răng ở răng sữa mỏng hơn rất nhiều men răng vĩnh viễn”.


Chữa trị


Để chữa trị bệnh sâu răng sữa, cần phát hiện nguyên nhân gây sâu răng. Bác sĩ Hương cho biết dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng ở trẻ rất khó phát hiện và thường cha mẹ cũng ít chú ý, nên khi các bé bị sâu nặng mới đưa đi khám.


Nếu trẻ bị nặng thì cách chữa trị sẽ phức tạp hơn và cũng làm cho trẻ bị đau nhiều hơn. Những chiếc răng sâu nhẹ thì phải trám bít hố rãnh ngay, hàn luôn vào cho bé, những chiếc răng sâu nặng thì phải chữa tủy luôn, không thể hàn vào được vì hàn như thế bé sẽ rất đau”.


Muốn giữ cho trẻ có hàm răng khỏe mạnh, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Để phòng bệnh, nên hạn chế trẻ ăn ngọt hay ngậm bình sữa và tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi trẻ ăn xong, phải đánh răng ngay và phải đánh kỹ cả 3 mặt răng.


(Theo Vtv)


The post Phòng bệnh sâu răng ở trẻ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/phong-benh-sau-rang-o-tre/

Vì sao trẻ dễ bị sâu răng?

Vì sao trẻ dễ bị sâu răng?



sau_rang_suaViện Răng Hàm Mặt quốc gia vừa đưa ra con số thống kê: 99,4% dân số mắc bệnh về răng miệng răng (theo khảo sát được phối hợp giữa Viện Răng Hàm Mặt với Đại học Adelaide (Úc)). Cụ thể, 85% học sinh tiểu học bị sâu răng, vậy nguyên nhân vì đâu lại có những con số đáng báo động với sức khỏe của trẻ như thế?


Ba yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng


Ba yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là vi khuẩn, đường, và thời gian. Ban đầu, những con vi khuẩn gây bệnh sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống hằng ngày để tạo và phát triển trên các mảng bám răng. Đồng thời, chúng còn kết hợp tạo thành lớp axít bào mòn tế bào men và ngà răng dẫn đến hình thành lỗ sâu trên bề mặt răng. Bệnh sâu răng chỉ xảy ra khi cả 3 yếu tố này cùng diễn ra.


Vì thế, cơ sở để ngăn chặn bệnh sâu răng là ngăn ngừa không cho một hoặc ba yếu tố xuất hiện cùng lúc bởi càng để nhiều thời gian cho đường và vi khuẩn gặp nhau, nguy cơ mắc bệnh sâu răng càng tăng cao. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là nồng độ flour trong nước ăn hầu hết chỉ ở mức 0,4 ppm (chưa bằng ½ chuẩn quốc tế).


Ý thức giữ gin vệ sinh răng miệng


Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu chính là ý thức vệ sinh răng miệng vẫn chưa cao của các em nhỏ. Dựa trên kết quả khảo sát của Viện Răng Hàm Mặt và Đại học Adelaide (Úc), có hơn 2/3 số trẻ 6-14 tuổi không khám răng miệng thường xuyên và 100% học sinh không thực hiện đầy đủ đánh răng 3 lần/ngày. Chưa kể, trẻ còn có sở thích ăn vặt như bánh kẹo – vốn là những thực phẩm chứa hàm lượng đường rất cao.


Nếu cha mẹ không quan tâm, cứ để trẻ thực hiện việc vệ sinh không đúng cách hay chỉ xúc miệng bằng nước lã trước khi ngủ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và đường gây sâu răng theo thời gian. Chính điều đó đã góp phần dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cao ở Việt Nam, nhất là đối tượng trẻ em với 84,9% số trẻ ở nhóm 6-8 tuổi bị sâu răng sữa (“Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” do Đội điều tra của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM thực hiện).


Vì vậy, để phòng ngừa bệnh sâu răng một cách hiệu quả, gia đình cần giáo dục trẻ hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh sâu răng bằng cách hình thành thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ sớm. Có như vậy, mới giảm thiểu được tỷ lệ sâu răng trong cộng đồng, mang lại nụ cười rạng rỡ cho các em thiếu nhi.


The post Vì sao trẻ dễ bị sâu răng? appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/vi-sao-tre-de-bi-sau-rang/

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Bé gái chưa có kinh nhưng thường ra khí hư màu vàng

Bé gái chưa có kinh nhưng thường ra khí hư màu vàng



Con gái tôi mới 11 tuổi, chưa có kinh nguyệt nhưng cháu thường ra khí hư có màu vàng. Như vậy có phải là triệu trứng của bệnh phụ khoa không, có cần đi khám không?



Gần đây tôi thường rửa cho cháu bằng nước muối loãng thì thấy hết màu vàng. Xin hỏi rửa như vậy có ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoàng Anh).











benh-phu-khoa
Ảnh: visualphotos.com.

Trả lời:


Lâu nay chúng ta thường nghĩ chỉ phụ nữ đã quan hệ mới bị bệnh phụ khoa nhưng trên thực tế cả phụ nữ chưa từng quan hệ và các bé gái chưa dậy thì vẫn có thể mắc những bệnh vùng kín.


Riêng về bé gái chưa dậy thì, nguyên nhân do cấu tạo cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh nên dễ bị bệnh: do hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều nên thiếu các rào chắn sinh lý, chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, âm đạo có pH trung tính… Một khi vệ sinh kém, dị ứng hóa chất trong xà bông, sữa tắm… dễ làm cho các bé hay bị viêm âm hộ, âm đạo.


Biểu hiện thông thường là bệnh huyết trắng, có mùi, màu sắc theo những cấp độ khác nhau. Trường hợp của con bạn, cháu bị khí hư màu vàng, bạn đã cho rửa nước muối một thời gian thì khỏi. Nước muối có tính sát khuẩn tốt, không gây tác hại gì nên bạn có thể yên tâm dùng để rửa ráy cho con.


Phòng trường hợp sau này con bạn lại bị ra khí hư nữa thì nên đưa bé đi viện kiểm tra, chữa trị tận gốc. Ngoài vệ sinh cho con bằng nước muối, bạn cũng nên hướng dẫn cháu cách mặc đồ khô, ráo, thoải mái, tránh ẩm ướt, quần chật. Vì bé chưa biết cách vệ sinh hay ngại nói cho mẹ nên bạn hãy chọn đồ lót sáng màu cho con. Hướng dẫn bé rửa ráy sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh…


Bác sĩ Trịnh Thị Lan

Trung tâm chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên Ngôi nhà tuổi trẻ








via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/be-gai-chua-co-kinh-nhung-thuong-ra-khi-hu-mau-vang/

Triệu chứng khi trẻ bị sâu răng

Triệu chứng khi trẻ bị sâu răng



benh-sau-rang-o-tre-em-2Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai.


- Vị trí sâu răng thường gặp đứng hàng thứ 2 là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng), và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở các bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ có sâu nhiều răng nghiêm trọng.


- Tình trạng sâu nhiều răng nghiêm trọng ở trẻ em và trẻ nhỏ được gọi là sâu răng sớm ở trẻ em (early childhood caries – ECC), sâu răng bú bình (nursing bottle caries) hay sâu răng ở trẻ bú bình (baby bottle tooth decay) đã được ghi nhận không chính xác với thực tế bú bình.


Tuy sự kết hợp giữa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây sâu răng ở trẻ em và số lần ăn chất đường, có cả ở trẻ bú bình và trẻ ăn thức ăn đặc, là rất quan trọng song vẫn còn các yếu tố khác có vai trò quan trọng trong sâu răng như thiểu sản men các răng sữa vì thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ hay vì sinh non.


Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi, nhiều tháng trước khi trẻ được đưa đến bác sĩ nha khoa. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường hoặc bánh snack), trẻ em nhập cư, trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, và trẻ có dị dạng ở răng.


Các biến chứng


- Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ dẫn đến răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tổn thương đi vào tủy răng, dẫn đến viêm tủy răng và gây đau nhức.


- Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng.


- Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.


- Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng các vùng mặt.


ThS. BS. Ngô Lê Thu Thảo – ĐHYD TP.HCM


(Theo Suckhoe360)


The post Triệu chứng khi trẻ bị sâu răng appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/trieu-chung-khi-tre-bi-sau-rang/

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Chậm dậy thì, chậm tăng trưởng trong tử cung, thiếu nội tiết tố tăng trưởng… là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.


Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. Bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, giảng viên bộ môn Nhi Đại học Y dược TP HCM, khoa Thận – Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 nêu ra một số nguyên nhân phổ biến:


Di truyền, lùn có tính gia đình


Con cái là sự phản ánh của bố mẹ. Bố mẹ thấp thường con cũng có chiều cao dưới trung bình và ngược lại. Chiều cao khi trưởng thành của trẻ có thể tính được từ chiều cao trung bình của cha mẹ.


Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì


Trẻ chậm tăng trưởng vào giai đoạn trước dậy thì thường thấp hơn các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trẻ sẽ đạt được chiều cao bình thường khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì.


Chậm tăng trưởng trong tử cung


10% không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.

065-jpg-1373381097_500x0 - Upanh.com

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Ảnh: ottawagymnasticscentre


Suy dinh dưỡng


Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Can thiệp về dinh dưỡng sẽ cải thiện chiều cao cho trẻ.


Bệnh mạn tính


Một số trẻ có bệnh lý suy gan, suy thận… có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất. Điều trị tốt bệnh lý nền có thể cải thiện sự tăng trưởng về thể chất cho trẻ.


Sang chấn về tâm lý


Trẻ bị ngược đãi, lạm dụng… có thể bị ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trẻ cần có một môi trường nuôi dưỡng lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt.


Bất thường nhiễm sắc thể


Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì…Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ.


Loạn sản sụn và xương


Trẻ thường có vẻ bề ngoài thất thường, chân ngắn, tay ngắn, cổ tay, cổ chân bè, hộp sọ bất thường…


Nguyên nhân nội tiết


- Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.


- Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.


- Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây chậm tăng trưởng như hội chứng cushing, tiếp xúc với hormon sinh dục nam ngoại sinh, tăng sinh thượng thận bẩm sinh, dậy thì sớm…


Tuy nhiên cũng có một số trẻ không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao. Những trẻ như vậy gọi là lùn vô căn.


Theo bác sĩ Quỳnh, đa phần các trường hợp chậm tăng trưởng ở trẻ đều có thể khắc phục được. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân sẽ góp phần cải thiện đáng kể chiều cao cho trẻ. Bố mẹ cần theo dõi và lưu giữ biểu đồ tăng trưởng của trẻ, nếu sự phát triển của trẻ không đảm bảo, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ kịp thời.


(theo vnexpress)






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/nguyen-nhan-khien-tre-cham-phat-trien-chieu-cao/

Làm thế nào để chống sâu răng cho trẻ?

Làm thế nào để chống sâu răng cho trẻ?



sau rang


Trẻ em thường hay bị sâu răng, nhưng dù vậy, vẫn có cách để trẻ có hàm răng khoẻ đẹp.


Tại sao trẻ hay sâu răng?


Trẻ hay sâu răng phần lớn vì thói quen của trẻ và cũng do cơ địa của trẻ khác với người lớn. Thông thường trẻ thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo nhiều lần trong ngày. Đây là thói quen của đa số trẻ em. Khi trẻ ăn thực phẩm có đường, vi khuẩn tiêu hoá đường để tạo axít, ăn mòn dần men răng làm thành lỗ sâu. Trẻ không thích đánh răng hoặc thường ham chơi nên quên làm việc này. Ngoài ra, rất ít trẻ biết đánh răng đúng cách. Men răng trẻ chưa phát triển nên răng lại dễ bị tổn thương do vi khuẩn.


Ngoài tác hại của việc sâu răng, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự liên hệ giữa trẻ sâu răng và bệnh béo phì.


Chống sâu răng bằng cách nào?


Để chống sâu răng, nên cho trẻ đánh răng ít nhất ngày hai lần, súc miệng sau khi ăn hoặc uống. Hạn chế để trẻ ăn thực phẩm có đường. Một việc không thể thiếu là nên đưa trẻ đi khám răng đều đặn, bắt đầu từ khoảng lên một tuổi.


Phụ huynh nên lưu ý không tạo cho trẻ cảm giác bị ép buộc và chọn bàn chải đúng tiêu chuẩn nha khoa, có kiểu dáng xinh xắn phù hợp với trẻ. Cho trẻ xem truyện hoặc phim hoạt hình hướng dẫn đánh răng, chống sâu răng… Đây là những cách giáo dục nhẹ nhàng để hướng cho trẻ làm theo một cách vui thích và tự nguyện. Ngoài ra trẻ thường thích ăn kẹo bánh có đường nên sẽ rất khó hạn chế việc này. Vì thế có thể hướng trẻ ăn các loại kẹo khác có tác dụng tốt cho răng. Đặc biệt là kẹo gum chống sâu răng do có chất Xylitol.


Tại sao là Xylitol?


Giáo sư Takaaki Yanagisawa – tiến sĩ nha khoa, trưởng khoa Khoa học Ultrastructural – trung tâm Khoa học sức khoẻ Răng hàm mặt của ĐH Nha khoa Tokyo đã có buổi thuyết trình tại Hội Nghị Nha Khoa Quốc Tế vào ngày 29.11.2007 tại TP.HCM về tác dụng của Xylitol trong việc phòng chống sâu răng. Trong nghiên cứu mới nhất, ông cho biết Xylitol kết hợp với Gloiopeltis furcata và Calcium hydrogenphosphate Xylitol sẽ không chỉ phòng chống sâu răng mà còn làm cho răng chắc khoẻ hơn.


Xylitol đã được tổ chức An toàn thực phẩm FDI của Mỹ công nhận vào năm 1986.


Xylitol là loại đường tự nhiên đặc biệt không gây sâu răng có nguồn gốc từ Phần Lan. Xylitol là đường mà không phải là đường. Nó không lên men như đường nên các vi khuẩn không thể tạo ra thành môi trường axít trong miệng. Môi trường kiềm từ Xylitol sẽ ngăn chặn toàn bộ các vi khuẩn có hại trong miệng, nhất là những vi khuẩn nguy hiểm nhất như Streptococcus.


Xylitol làm giảm khả năng bị mảng bám răng cũng như sự cân bằng của cacbonhydrat hoà tan. Vì vậy kết quả mảng bám răng ít dính chặt và dễ dàng làm sạch trong quá trình chải răng. Đặc biệt Xylitol có hàm lượng calo thấp hơn các loại đường thông thường đến 40% nên cũng giảm bớt khả năng bị béo phì ở trẻ do ăn quá nhiều đồ ngọt.


Các trung tâm sức khoẻ ở Phần Lan, quê hương của Xylitol khuyến khích việc thường xuyên sử dụng kẹo gum có chứa chất Xylitol sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ đối với trẻ em… Kết quả, hơn 70% trẻ em Phần Lan không mắc bệnh hư răng ở giai đoạn 5 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nước phát triển khác.


Nghiên cứu của các chuyên gia Phần Lan còn cho thấy nếu mẹ nhai kẹo cao su có chứa Xylitol trong thành phần làm ngọt sẽ làm giảm thiểu tới 70% các bệnh về răng miệng của trẻ. Tuy nhiên sản phẩm phải chứa ít nhất 50% Xylitol mới thực sự hữu hiệu.


Trên thế giới có nhiều công ty đã áp dụng kết quả khoa học của Xylitol bằng cách sản xuất kẹo gum chứa Xylitol. Nổi bật là tập đoàn Lotte của Nhật Bản với dòng sản phẩm “chuyên trị” chất này là Lotte Xylitol Gum với hàm lượng trên 50% Xylitol. Tin vui là các bà mẹ Việt Nam đã có thể tìm thấy Lotte Xylitol Gum cho con mình ở khắp các cửa hàng hoặc siêu thị.


(Theo SGTT)


The post Làm thế nào để chống sâu răng cho trẻ? appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/lam-the-nao-de-chong-sau-rang-cho-tre/

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Không đặt tivi, máy tính trong phòng ngủ của trẻ

Trẻ em nếu tiếp xúc thường xuyên với tivi hoặc máy tính đặt trong phòng ngủ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây là kết quả nghiên cứu của một điều tra mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Haifa và Jezreel Valley (Mỹ).


Không đặt tivi, máy tính trong phòng ngủ của trẻ 1


Theo các nhà khoa học, những trẻ xem tivi trung bình 2,5 giờ/ngày và sử dụng máy tính trong khoảng 2,5 giờ/ngày là những trẻ có kết quả học tập và khả năng tiếp nhận bài giảng kém hơn so với những đứa trẻ bình thường. Kết quả kiểm tra sức khỏe cũng cho thấy, những trẻ xem tivi và sử dụng máy vi tính thường xuyên có tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường. Theo các nhà khoa học, chính việc xem tivi và sử dụng máy tính đã chiếm mất thời gian nghỉ ngơi của trẻ, khiến cho trẻ ngủ ít hơn, do đó hệ miễn dịch sẽ suy giảm hơn.


Ngoài ra, kết quả cuộc điều tra cũng phát hiện thấy việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc vừa ăn vừa sử dụng máy vi tính cũng có tác động xấu đến sức khỏe và trí não. Điều này khiến trẻ bị phân tán tư tưởng khi ăn, dẫn tới việc ăn uống không điều độ, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và quá trình hấp thụ thức ăn.


Một tác hại nữa cũng được các nhà khoa học nhắc tới, đó là trong phòng kín, các bức xạ phát ra từ tivi, máy tính và các thiết bị điện tử nói chung đều có tác động không tốt đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ. Trong nhiều trường hợp, những bức xạ vô hình mà mắt thường không thể nhận biết còn là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở trẻ.


Từ khóa tìm kiếm:



  • be o trong bung me






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/khong-dat-tivi-may-tinh-trong-phong-ngu-cua-tre/

Ngăn chặn bệnh sâu răng ở trẻ

Ngăn chặn bệnh sâu răng ở trẻ



Trẻ bị sâu răng khi nhỏ tuổi được ghi nhận có nguy cơ bị sâu răng khi lớn lên, vì vậy phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ em giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.


ngua-sau-rang2


Được xếp vào chứng bệnh của thời đại và văn minh, bệnh sâu răng cùng với bệnh vùng quanh răng là những bệnh phổ biến nhất của ngành Nha khoa (so với các bệnh khác như bệnh tủy răng, bệnh của răng khôn).


Bệnh về răng đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tuổi thọ trung bình.


Sâu răng là căn bệnh rất thường gặp đối với trẻ em. Nguyên nhân có thể là do ăn nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước có chứa hàm lượng đường lớn sau đó không vệ sinh răng miệng sẽ tạo ra một lượng axit. Lượng axit này sẽ ăn mòn răng và tạo nên các lỗ sâu.


Tình trạng sức khoẻ răng miệng của trẻ là vấn đề đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn tới sự phát triển răng miệng trong tương lai. Để đối phó với sự tấn công của các vi khuẩn gây sâu răng không đơn giản chỉ là thay đổi thói quen ăn uống của trẻ mà còn cần nhiều phương pháp khác.


Khi bé bắt đầu mọc răng, hãy tạo cho bé thói quen đánh răng 2lần/ngày, bằng các loại bàn chải mềm (không cần kem đánh răng). Đánh răng hằng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đầy đủ.


Do vậy, các bậc cha mẹ có trách nhiệm về việc vệ sinh răng miệng của trẻ em, làm thay đổi thói quen của trẻ theo hướng tích cực. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều kem đánh răng, lượng kem đánh răng đủ cho mỗi lần chỉ bằng hạt đậu. Cần chú ý vì trẻ nhỏ thường có thói quen nuốt kem đánh răng, nếu để bé nuốt quá nhiều kem sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành các vết ố trên răng.


Giảm số lần ăn các chất có đường có hiệu quả phòng ngừa sâu răng . Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.


Trám bít hố rãnh bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi đặt ngay sau khi các răng vừa mới mọc (trẻ 1-2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.


The post Ngăn chặn bệnh sâu răng ở trẻ appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.







via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/ngan-chan-benh-sau-rang-o-tre/

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Dưới 15 tuổi không nên xài điện thoại di động

Rất nhiều phụ huynh khi thấy trẻ quấy khóc thường dùng điện thoại đưa sát vào tai hay mặt trẻ để dỗ, mà không biết có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con em mình.

nghe-dt-6713-60553 - Upanh.com


Những tế bào não mong manh của trẻ rất nhạy cảm với sóng điện từ, phát ra từ điện thoại di động (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Eason Q


Từ trước tới nay có rất nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của điện thoại di động trên sức khoẻ con người. Mặc dù các hãng điện thoại đã bác bỏ những kết quả nghiên cứu này, song các nhà khoa học vẫn chưa bỏ cuộc, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.


Đáng lo dù chưa thể kết luận


Theo công bố của 31 nhà khoa học đến từ 14 nước hồi tháng 5/2011, đã có đủ chứng cớ để tổ chức Y tế thế giới liệt kê điện thoại di động vào danh sách những thứ có thể gây ung thư cho con người, như ung thư não, u tế bào thần kinh… Loại bức xạ phát ra từ điện thoại di động không như tia X, nhưng lại giống như lò vi sóng siêu nhỏ, làm nóng tế bào não, có thể làm rối loạn sự phát triển của não, gây ung thư và phát triển khối u, làm ảnh hưởng chức năng của thuỳ thái dương.


Người sử dụng điện thoại di động trên mười năm có nguy cơ bị u Glioma tế bào thần kinh gấp đôi người không sử dụng. Sóng điện từ của điện thoại di động cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ở người đeo kính dùng điện thoại di động, ảnh hưởng của sóng điện từ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, có thể do tác động của gọng kính bằng kim loại. Nhiều người có răng sâu trám bằng kim loại than phiền là thấy nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện bằng điện thoại di động.


Không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn.


Phòng trước vẫn hơn


Điện thoại di động dù cần thiết nhưng phải thật thận trọng khi dùng, nhất là lúc có sự hiện diện của trẻ nhỏ kế bên. Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về tác hại của sóng điện thoại di động nhưng họ vẫn gặp nhau ở lưu ý người dùng một vài biện pháp hạn chế bức xạ từ điện thoại di động: không dùng di động khi có điện thoại bàn; dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai; hạn chế nói chuyện quá lâu; sử dụng dịch vụ nhắn tin thay thế cuộc gọi khi có thể; không dùng điện thoại di động quá cũ…


Các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Nên lưu ý ở những nơi có các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém, công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên. Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường, bức xạ cũng cao gấp mười lần thông thường và khi điện thoại di động hết pin thì bức xạ cao gấp 1.000 lần.

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh

Sài Gòn tiếp thị






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/duoi-15-tuoi-khong-nen-xai-dien-thoai-di-dong/

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Có nên đưa trẻ xuất ngoại chữa tự kỷ?

Gần đây, nhiều thông tin về “rối loạn tự kỷ ở trẻ” giới thiệu trên internet cho biết một số bệnh viện ở Mỹ, Anh, Canada, Ireland, Úc… có thể chữa khỏi bệnh này.

Một số phụ huynh đã dẫn con ra nước ngoài điều trị để mong trẻ có thể trở nên bình thường vào một ngày nào đó dù chi phí điều trị rất cao. Nhiều bạn đọc cũng đã gửi email về cho chuyên trang Khoẻ & Vui nhờ tư vấn có nên đưa con xuất ngoại để trị tự kỷ? Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của BS Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng đơn vị tâm lý và hiện là cố vấn khoa tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – người đã nghiên cứu chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm điều trị tự kỷ cho trẻ.


Cho đến nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây chứng tự kỷ, mặc dù tự kỷ được định nghĩa như sự rối loạn chức năng thần kinh. Có nhiều yếu tố góp phần vào chứng tự kỷ, trong đó có yếu tố di truyền và môi trường sống. Nếu nguyên nhân chưa được biết rõ, thì tự kỷ có thể được chữa khỏi?


1372406573-tre-tu-ky1 - Upanh.com


Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây chứng tự kỷ


Theo chứng cớ khoa học, các phương pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng sống của người mắc chứng tự kỷ, giúp người đó tự lập và giảm các khiếm khuyết xã hội, giao tiếp và hành vi. Tuy nhiên, hiện nay có một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là một chứng bệnh nên không cần tìm cách chữa lành, trong khi một số tổ chức khác đang nghiên cứu cách chữa lành chứng bệnh này. Tự kỷ có thể được trị liệu như thế nào?


Can thiệp giáo dục có chứng cớ khoa học


Với các đặc tính sau: can thiệp sớm trước ba tuổi mà không chờ chẩn đoán chính xác; can thiệp tích cực, ít nhất 25 giờ/tuần, 12 tháng/năm; tỷ lệ học sinh/giáo viên thấp; sự tham gia của gia đình sau khi được đào tạo; tương tác với các trẻ bình thường; tổ chức phòng học để trẻ tập trung tốt; trẻ được đánh giá tuổi phát triển và có chương trình giáo dục cá nhân. Sự can thiệp này được tổ chức tại nhà, trường học, trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ.


Những người thực hiện chương trình có thể là cha mẹ, giáo viên, chuyên viên âm ngữ, chuyên viên hoạt động trị liệu. Hiện nay phương pháp hữu hiệu có chứng cớ khoa học là phương pháp can thiệp dựa trên hành vi tích cực sớm (Early Intensive Behavioral Intervention-EIBI), hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh (Picture Exchange Communication System-PECS), điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ và khiếm khuyết giao tiếp (Treatment and education of autistic and related communication handicapped children-TEACCH). Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý không có phương pháp nào là tối ưu, nhưng kết quả can thiệp tuỳ thuộc nhiều yếu tố: tuổi của trẻ, mức độ phát triển, đặc tính của trẻ, thời gian can thiệp và năng lực của người can thiệp.


Các phương pháp trị liệu khác


Đây là những phương pháp chưa có chứng cớ khoa học, bao gồm:


Dùng thuốc: thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm có chỉ định trong trường hợp trẻ hung hăng, tự gây tổn thương. Tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ và chưa có loại thuốc nào giảm các triệu chứng khiếm khuyết then chốt về xã hội và giao tiếp.


Kiêng ăn gluten và casein: có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ do thiếu canxi và vitamin D.


Khử chất kim loại nặng: rất nguy hiểm và đã gây tử vong cho một trẻ tự kỷ vào năm 2005.


Ôxy cao áp nhằm tăng cường lượng ôxy trong cơ thể để giảm các triệu chứng tự kỷ: chưa đủ chứng cớ khoa học để chứng minh hiệu quả, mặc dù năm 2009 có một công trình nghiên cứu nhỏ cho thấy có cải thiện hành vi sau 40 giờ điều trị.


Châm cứu để cải thiện giao tiếp cho trẻ: chưa có chứng cớ khoa học nào về hiệu quả.


Tóm lại, trị liệu rối loạn tự kỷ là một vấn đề phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau. Phụ huynh cần thật bình tĩnh, thận trọng, tham khảo kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Phương pháp phù hợp nhất là phương pháp không gây thêm đau khổ cho trẻ, dựa trên sở thích của trẻ và động viên trẻ hợp tác với phụ huynh và các chuyên viên để cải thiện đời sống tự lập của trẻ.


Theo BS Phạm Ngọc Thanh (Sài Gòn tiếp thị)






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/co-nen-dua-tre-xuat-ngoai-chua-tu-ky/

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Trẻ bị rối loạn ứng xử: không khó trị

Rối loạn ứng xử là khi trẻ có các hành vi chống đối. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, nhưng ở trẻ có rối loạn ứng xử thì những hành vi phá luật cứ lặp đi lặp lại. Điều đáng lo là tỷ lệ trẻ rối loạn ứng xử đang ngày càng tăng.


conuongbuongtlm5.2 - Upanh.com




Vì đâu trẻ hư?


Những biểu hiện rối loạn cách ứng xử có thể là hành vi trộm cắp, nói dối, phá hoại tài sản… Trẻ cũng hay phá luật lệ tại nhà và trong trường học như: trốn học, bỏ nhà đi bụi, có hành động hung hăng, làm hại thú vật, bắt nạt thậm chí tấn công bạn, đập phá, gây cháy nổ… Ngoài ra, trẻ có thể có những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, tăng động, kém tập trung, đáng lo ngại nhất là lạm dụng rượu, ma tuý.


Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn ứng xử: do tính khí của trẻ; do trẻ bị tổn thương não, có vấn đề khó khăn trong việc xử lý thông tin, cha mẹ bất hoà, thường xuyên bạo hành nhau… Cũng có trường hợp trẻ phải chịu một áp lực nào đó trong chuyện học, trong tình cảm (bị bạn ruồng bỏ, đơn độc vì là con duy nhất)… Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là môi trường sống, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử…


Cần trị liệu tâm lý


Rối loạn ứng xử có nhiều tác động xấu đến đời sống của trẻ và người xung quanh. Trẻ thường vi phạm kỷ luật có thể phải nhận lãnh hậu quả nghiêm trọng về mặt luật pháp. Điều đáng lo nhất là rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ. Tuỳ theo tình trạng cụ thể, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị: trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến trẻ hành động không tốt, được áp dụng khi nhà trị liệu tâm lý đã tạo được niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ; trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên vì các em dễ dàng tiếp cận các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu; trị liệu nhận thức – hành vi tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình huống.


Ngoài ra, các nhà trị liệu còn huấn luyện cách xử trí của phụ huynh để giúp cha mẹ biết cách tương tác với con. Đồng thời cũng cần có sự can thiệp của trường học, đặc biệt là ở trẻ khiếm khuyết học tập cần có chương trình giáo dục đặc biệt. Trong một số trường hợp, nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động/kém tập trung, trẻ được điều trị bằng thuốc.


Việc điều trị rối loạn ứng xử cũng không quá khó khăn, chỉ cần cha mẹ luôn quan tâm, kịp thời phát hiện những bất thường nơi trẻ để sớm đưa con đi trị liệu tâm lý.


Theo BS Phạm Ngọc Thanh

Cố vấn khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Sài Gòn tiếp thị


Từ khóa tìm kiếm:



  • suy tim






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/tre-bi-roi-loan-ung-xu-khong-kho-tri/