Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Không có “thần dược” tăng chiều cao

Tại buổi nói chuyện chuyên đề “Cải thiện chiều cao cho trẻ – Đừng để quá muộn” tổ chức mới đây ở TP HCM, thạc sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Khoa Thận – Nội tiết BV Nhi Đồng 2, cho biết theo thực tế lâm sàng hiện nay, nữ đến độ tuổi 15-16 và nam 17-18 đã ngừng tăng trưởng chiều cao.




Nhiều trẻ dậy thì sớm còn ngừng cao sớm hơn và mọi can thiệp sau tuổi dậy thì gần như không có kết quả, trừ phẫu thuật thẩm mỹ kéo chân.


“6 tháng, cao 4 cm”!


Tuy vậy, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) vẫn quảng cáo rầm rộ rằng “giúp cải thiện chiều cao ngay cả khi hết tuổi dậy thì”. Điển hình là sản phẩm TPCN Help Growing Up đang được quảng cáo trên kênh truyền hình TV Buy.


Trên website của công ty giới thiệu trường hợp một khách hàng dù đã 22 tuổi nhưng vẫn sử dụng hiệu quả “thần dược” tăng chiều cao này: “Mai Phương, 22 tuổi (quận Phú Nhuận, TP HCM) là sinh viên ĐH năm cuối, đã sử dụng sản phẩm kết hợp với đi bơi và chơi cầu lông hằng ngày. Sau 6 tháng, bạn đã cao lên được gần 4 cm”!


Qua số điện thoại giới thiệu trên kênh truyền hình, chúng tôi liên hệ với công ty. Nhân viên ở đây tư vấn thêm: Sản phẩm này có thể dùng cho nữ đến 25 tuổi và nam đến 27 tuổi. Về giá cả, nhân viên cho biết hộp 60 viên là 1,18 triệu đồng, hiện giảm 200.000 đồng, còn 980.000 đồng, đồng thời khuyên khách hàng nên mua sớm để nhận được khuyến mãi.


Dạo một lượt các loại TPCN rao bán trên mạng, chúng tôi như bị lạc trong một rừng sản phẩm “hỗ trợ tăng chiều cao, kéo dài xương chân” dành cho những người tuổi trưởng thành, kể cả nam lẫn nữ. Hầu hết các loại TPCN được quảng cáo “tăng chiều cao” này đều giới thiệu có chứa những thành phần như: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, i-ốt liều cao…


Không dễ “cao lý tưởng”


Từng nhiều năm nghiên cứu về TPCN, dược sĩ chuyên khoa 2 Bùi Văn Uy, Hội Hóa học TP HCM, cho rằng các sản phẩm đang được quảng cáo thổi phồng quá mức, khiến nhiều người nghĩ rằng dùng TPCN là cách duy nhất cải thiện chiều cao.


Theo ông, với sản phẩm TPCN chứa vitamin, canxi, sắt… mà cho rằng dùng thì trẻ lớn lên có thân hình cân đối, có chiều cao lý tưởng là quá đề cao các chất này. Bởi lẽ, chúng không thể thay thế các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như đạm, bột, đường, dầu mỡ…


Thực tế, vì nghe theo quảng cáo, nhiều người đã tìm mua TPCN chứa vi chất, vitamin cho criminal trẻ dùng với hy vọng tăng chiều cao nhưng trong ăn uống hằng ngày cũng đã được cung cấp khá đầy đủ các chất này. Canxi, kẽm… nếu dùng đủ, kết hợp với chế độ ăn tốt thì cũng chỉ giúp trẻ đạt được chiều cao theo di truyền, không phải “cao lý tưởng” như cha mẹ mong muốn.


“Để người dùng tin TPCN có tác dụng như thuốc, nhiều nhà sản xuất đã đưa canxi, vitamin… vào với hàm lượng khá cao. Người dùng TPCN như thế lâu ngày sẽ có tình trạng thừa các chất này. Điều đó cũng nguy hiểm không kém gì việc thiếu chất. Vì thế, quan niệm dùng TPCN nếu không có tác dụng bồi bổ thì cũng không gây hại gì là hoàn toàn không đúng” – dược sĩ Uy cảnh báo.

Theo dược sĩ Uy, bổ sung vi chất qua thực phẩm sẽ đỡ tốn kém hơn dùng TPCN mà tác dụng thì cũng như nhau.






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/khong-co-than-duoc-tang-chieu-cao/

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Bé 4 tuổi ngộ độc nặng vì tưởng thuốc tây là kẹo

Thông tin từ khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, ngày 13/9 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp bị ngộ độc. Bệnh nhi là bé L.T.N.Y. (4 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM). Qua khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, mỗi khi cho bé uống thuốc mọi người đều nói là kẹo để “dụ” cháu. Nhiều khả năng chiêu dỗ ngọt của gia đình đã phản tác dụng khi bé luôn hiểu thuốc là kẹo nên ăn nhầm thuốc tây.



Trước khi sự việc xảy ra, người nhà đi mua 3 vỉ thuốc paracetamol (vỉ 10 viên, dạng 325mg) với mục đích trữ sẵn phòng khi có người ốm đau. Tuy nhiên, do sơ ý trong lúc bận công việc khác nên người thân của bé N.Y. đã để 3 vỉ thuốc trên bàn. Khoảng 4 tiếng trước khi nhập viện, bé ngồi chơi một mình thì phát hiện trên bàn có 3 vỉ thuốc, cháu đã với xuống rồi ăn liền một mạch.


Sau khi ăn thuốc, bệnh nhi bắt đầu có biểu hiện lừ đừ, khóc, nôn ói… Thấy biểu hiện lạ của bé, gia đình truy tìm nguyên nhân thì tá hỏa khi phát hiện 3 vỉ thuốc nằm lăn lóc dưới đất chỉ còn trơ lại vỏ. Ngay lập tức cháu được đưa đến bệnh viện địa phương, sau khi sơ cứu xác định tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc nặng nên bác sĩ quyết định chuyển thẳng đến bệnh viện Nhi Đồng 1.


Tại đây, bệnh nhi được rửa dạ dày, cho uống thuốc giải độc, kết hợp với truyền dịch dinh dưỡng. Sau 2 ngày điều trị, đến negative tình trạng bệnh nhi dần cải thiện cháu đã tỉnh táo và bắt đầu tự ăn được. Qua trường hợp trên, bác sĩ lưu ý phụ huynh không để thuốc grain hóa chất độc hại trong tầm với của trẻ; không nên nói thuốc là kẹo vì trẻ sẽ lầm tưởng dẫn đến hậu quả khôn lường.






via Suc Khoe | Sức khỏe và Đời sống | suckhoevadoisong.org » Sức khoẻ trẻ em http://suckhoevadoisong.org/be-4-tuoi-ngo-doc-nang-vi-tuong-thuoc-tay-la-keo/